Doping là gì?
Doping là tên gọi chung cho tất cả chất kích thích bị nghiêm cấm sử dụng trong thi đấu thể thao bất kể chuyên nghiệp hay nghiệp dư.
Doping được chia thành 3 dạng phổ biến:
- Doping máu như ESP (Erythropoietin), NESP (Darbopoetin) có chức năng tăng cường sự trao đổi oxy qua hồng cầu và đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, từ đó giúp các cơ có thêm sức mạnh và tốc độ cao.
- Doping cơ như Hormone peptit, EPO, Trimetazidine. Các chất này giúp kích thích quá trình tự sản sinh hormon trong cơ thể và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Doping thần kinh như Cocaine, Modafinil. Đây còn được gọi là các chất gây hưng phấn, tác động đến hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác mệt mỏi và tăng khả năng hưng phấn. Sử dụng các Doping này như một cách thức ngăn chặn phản hồi của các nơ ron thần kinh ở các cơ bắp đến não, vì vậy các cơ không phải nghỉ ngơi khi mệt.
Hiện nay, ngoài những chất kích thích đã bị cấm trong thi đấu như bromance, morphin, methadone, thì tệ nạn sử dụng Doping này càng phổ biến dưới hình thức luồn lách, sử dụng các biến thể mới của chất kích thích và chưa bị cấm như: mephedrone, ephedrone, …gây ra nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra và xét nghiệm.
Kiểm tra doping là gì?
Hiện nay, thủ thuật sử dụng Doping của các vận động viên ngày càng tinh vi hơn nên việc kiểm tra doping trong thể thao vẫn là một vấn đề phức tạp và cực kỳ nan giải. Chưa có bất kỳ kỹ thuật hay biện pháp tối ưu nhất để tiến hành thử nghiệm chất kích thích.
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp lưu giữ mẫu máu của VĐV và tiến hành xét nghiệm lại sau trận đấu. Ban đầu, các VĐV được tiến hành lấy máu và xét nghiệm lần một, sau đó tiến hành xét nghiệm đợt hai với mẫu máu của VĐV sau khi thi đấu.
Tuy nhiên, biện pháp này còn tồn tại nhiều hạn chế. Do thủ thuật sử dụng Doping ngày một tinh vi hơn, các chất kích thích cũng được điều chế khéo léo hơn, trong khi, mỗi chất khác nhau cần có cách xét nghiệm riêng. Đồng thời, phương pháp này chỉ phát hiện được các chất có sẵn trong phòng thí nghiệm. Nếu phát hiện ra chất mới, buộc phải tiến hành xét nghiệm lại nhiều lần với mẫu máu lưu trữ ban đầu.
Năm 2016, các nhà khoa học Mỹ công bố phương pháp kiểm tra bằng các tế bào thụ cảm và đánh dấu đặc biệt trong phòng thí nghiệm để phát hiện ra các chất kích thích thuộc nhóm androgenic steroid. Tuy nhiên, đến nay, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Vì sao doping bị cấm sử dụng trong thể thao?
Việc sử dụng các chất kích thích để tăng cường hiệu suất thi đấu được đánh giá là phi đạo đức. Do đó, Doping đã bị hầu hết các tổ chức thể thao quốc tế và khu vực đưa ra lệnh cấm. Đồng thời, việc các vận động viên sử dụng Doping trong thi đấu hoặc thực hiện các biện pháp nhằm trốn tránh sự kiểm tra, đều được đánh giá là làm trầm trọng thêm hành vi vi phạm đạo đức với sự gian lận.
Vậy, việc cấm sử dụng Doping là biện pháp để đảm bảo tính công bằng cho toàn bộ VĐV tham gia thi đấu. Ngoài ra, Doping còn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng, thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong.
Các biến chứng khi sử dụng Doping
Hậu quả xấu khi tìm đến Doping chắc chắn không phải xa lạ gì với các VĐV. Tuy nhiên, vì thành tích, nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đổi, bất chấp.
Gây biến đổi hormone giới tính
- Đối với vận động viên nữ: Các chất kích thích nói chung sẽ làm tăng nội tiết tố nam trong cơ thể. Do vậy, Doping sẽ gây ra tình trạng nam hóa đối với trường hợp các VĐV nữ sử dụng nó. Các biểu hiện rõ rệt là: giọng nói trầm khàn, rối loạn kinh nguyệt, mọc râu ria, nhiều lông chân tay…
- Đối với VĐV nam khi sử dụng, có xu hướng nữ hóa như: teo tinh hoàn, tinh dịch giảm, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến liệt dương.
Gây yếu cơ, to các chi
Việc sử dụng Doping sẽ gây kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng trong cơ thể, tăng sức bền cho các VĐV trong những trận đấu đường dài. Nhưng trong dài hạn, nó là nguyên nhân chính gây phình đầu ngón tay và chân; gây suy yếu các cơ và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Gây hội chứng run rẩy
Tác dụng của Doping lên các cơ chỉ duy trì ở trong thời gian ngắn (tính theo thời gian thi đấu của VĐV). Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Doping có thể gây ra hội chứng run chân tay, hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn, khó ngủ, mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể.
Gây suy thận và ung thư gan
Khi VĐV dùng Doping thường xuyên sẽ gây ra tình trạng giữ muối trong cơ thể, do đó dẫn đến suy giảm chức năng tim, gan, thận. Nhẹ thì dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, hen suyễn, nhiễm khuẩn gan. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh ung thư gan.
Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp câu hỏi Kiểm tra Doping là gì? cũng như Vì sao Doping bị cấm trong thi đấu bóng đá?. Thường xuyên ghé thăm keonhacaiz.cc để cập nhật tất tần tật các thông tin hot nhất liên quan đến thể thao bạn nhé!